Trong thế giới công nghệ hiện đại, trung tâm dữ liệu (Data Center) đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức và hệ thống công nghệ thông tin. Đây là nơi tập trung các thiết bị phần cứng, hệ thống lưu trữ và các công nghệ mạng để hỗ trợ và duy trì các dịch vụ trực tuyến, quản lý dữ liệu và bảo mật thông tin. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về trung tâm dữ liệu, tầm quan trọng của nó, các thành phần cấu thành và xu hướng phát triển trong tương lai.

Trung tâm dữ liệu. Ảnh sưu tầm internet.


Trung tâm dữ liệu là gì?

Trung tâm dữ liệu là một cơ sở vật chất đặc biệt, nơi lưu trữ và xử lý dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Ban đầu, khái niệm trung tâm dữ liệu xuất hiện vào những năm 1940, khi ổ cứng máy tính xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp trong vận hành và bảo trì. Thời kỳ này, các máy tính đòi hỏi kết nối phức tạp giữa các thiết bị và tiêu thụ một lượng điện lớn, yêu cầu hệ thống làm mát thường xuyên. Để giải quyết vấn đề này, các công ty đã tập trung các thiết bị phần cứng trong một không gian riêng biệt – trung tâm dữ liệu.

Qua thời gian, công nghệ phần cứng đã phát triển mạnh mẽ, giúp giảm kích thước và nhu cầu điện năng của các thiết bị, tuy nhiên, yêu cầu về bảo mật, tính ổn định và khả năng mở rộng của các hệ thống công nghệ thông tin ngày càng cao. Trung tâm dữ liệu hiện nay không chỉ đảm bảo hoạt động ổn định mà còn giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và linh hoạt hơn trong việc xử lý các khối lượng công việc lớn.

Tầm quan trọng của trung tâm dữ liệu

Trung tâm dữ liệu đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển và duy trì hoạt động của nhiều tổ chức và doanh nghiệp. Các chức năng quan trọng của trung tâm dữ liệu bao gồm:

  • Lưu trữ và quản lý dữ liệu: Trung tâm dữ liệu cung cấp một môi trường an toàn và hiệu quả để lưu trữ và quản lý khối lượng lớn dữ liệu. Đảm bảo dữ liệu luôn sẵn sàng và được bảo vệ khỏi mất mát hoặc hư hỏng.
  • Hỗ trợ hoạt động kinh doanh liên tục: Với các hệ thống dự phòng và khả năng chịu lỗi cao, trung tâm dữ liệu đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, ngay cả khi xảy ra sự cố. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các dịch vụ trực tuyến và các ứng dụng cần độ tin cậy cao.
  • Tăng cường hiệu suất và khả năng mở rộng: Trung tâm dữ liệu giúp doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu phát triển mà không gặp phải các vấn đề về hạ tầng. Khả năng mở rộng này giúp tối ưu hóa hoạt động và giảm thiểu các vấn đề khi cần xử lý khối lượng công việc lớn.
  • Bảo mật dữ liệu: Với sự gia tăng các mối đe dọa từ bên ngoài như tấn công mạng và phần mềm độc hại, trung tâm dữ liệu sử dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến để bảo vệ dữ liệu và hệ thống của doanh nghiệp khỏi các rủi ro tiềm ẩn.
  • Tối ưu hóa chi phí: Sử dụng trung tâm dữ liệu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, từ đó tập trung nguồn lực vào các hoạt động cốt lõi và phát triển chiến lược dài hạn.
  • Hỗ trợ phát triển ứng dụng mới: Với khả năng cung cấp tài nguyên tính toán mạnh mẽ, trung tâm dữ liệu là nền tảng quan trọng cho việc phát triển và triển khai các ứng dụng và dịch vụ mới như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), và các giải pháp công nghệ tiên tiến khác.

Các thành phần chính của trung tâm dữ liệu

Một trung tâm dữ liệu không chỉ đơn giản là một không gian chứa đựng các máy chủ, mà nó còn bao gồm nhiều thành phần quan trọng giúp đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn:

  • Cơ sở hạ tầng: Gồm các hệ thống điện, nguồn dự phòng, hệ thống chữa cháy, điều hòa không khí, và hệ thống giám sát an ninh giúp đảm bảo mọi hoạt động của trung tâm diễn ra liên tục và ổn định.
  • Hệ thống mạng: Bao gồm các thiết bị như switch, router, firewall, giúp quản lý luồng dữ liệu, bảo vệ hệ thống mạng và kết nối giữa các thiết bị.
  • Hệ thống tính toán và lưu trữ: Các máy chủ, phần mềm ảo hóa, hệ thống lưu trữ dữ liệu và sao lưu đóng vai trò quyết định trong việc xử lý và lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ.
  • Hệ thống an toàn thông tin: Để bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài, trung tâm dữ liệu sử dụng các biện pháp bảo mật như giám sát an ninh, quản lý bản vá và các công cụ đánh giá điểm yếu bảo mật.

Xu hướng phát triển trung tâm dữ liệu


Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, trung tâm dữ liệu đang đối diện với nhiều thay đổi và xu hướng mới:

  • Chuyển đổi số và điện toán đám mây: Trung tâm dữ liệu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các dịch vụ đám mây và các giải pháp SaaS (Software as a Service). Các doanh nghiệp chuyển sang điện toán đám mây để tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng mở rộng hệ thống.
  • Ứng dụng AI và tự động hóa: Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các công cụ tự động hóa để giám sát, bảo trì và tối ưu hóa hiệu suất đang là một xu hướng nổi bật trong các trung tâm dữ liệu hiện đại.
  • Bảo mật và chống tấn công mạng: Với nguy cơ tấn công mạng ngày càng tăng, trung tâm dữ liệu hiện đại không chỉ chú trọng bảo mật vật lý mà còn tập trung vào các giải pháp bảo mật thông tin và phòng chống tấn công mạng.
  • Sử dụng năng lượng hiệu quả: Các trung tâm dữ liệu ngày càng hướng tới các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và bền vững, như ứng dụng năng lượng tái tạo để giảm thiểu tác động tới môi trường.

Dự án trung tâm dữ liệu của EVNGENCO2

Ngày 26/8/2024, Hội đồng Quản trị Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu phục vụ điều hành và giám sát vận hành các nhà máy điện trong Tổng công ty. Dự án sẽ giúp tăng cường khả năng quản lý và giám sát các hoạt động sản xuất điện, đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong vận hành các hệ thống công nghệ thông tin. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2026, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và năng lực vận hành của EVNGENCO2.

Kết luận

Trung tâm dữ liệu không chỉ là nơi chứa đựng các thiết bị công nghệ mà còn là nền tảng chiến lược cho sự phát triển và bền vững của các doanh nghiệp trong thời đại số. Với các chức năng quan trọng như lưu trữ và bảo mật dữ liệu, hỗ trợ hoạt động kinh doanh liên tục và khả năng mở rộng linh hoạt, trung tâm dữ liệu sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và các ứng dụng mới. Việc đầu tư và phát triển trung tâm dữ liệu hiện đại sẽ giúp các tổ chức và doanh nghiệp duy trì sự ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt.
 

Minh Lương – Đức Duy

Ngày 28/11/2024, tại tỉnh Phú Yên, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 năm 2024, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị SBH, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Ông Đinh Thế Phúc - Thành viên HĐTV EVN (bên phải); ông Trần Lý- Thành viên HĐQT EVNGENCO2 (bên trái) tặng hoa

chúc mừng ông Nguyễn Đức Phú được bầu vào thành viên HĐQT SBH và chia tay ông Nguyễn Văn Tặng về nghỉ hưu

 

Tham dự Đại hội, phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có ông Đinh Thế Phúc - Thành viên Hội đồng thành viên; ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Trưởng Ban quản lý đầu tư vốn. Về phía Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) có ông Trần Lý - Thành viên Hội đồng quản trị; bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Thành viên độc lập HĐQT; ông Nguyễn Văn Tùng - Trưởng Ban kiểm soát và Lãnh đạo các Ban chức năng của Tổng công ty. Về phía SBH có các thành viên Hội đồng quản trị gồm ông Nguyễn Văn Tặng, ông Vũ Hữu Phúc, ông Nguyễn Anh Vũ, ông Ngô Minh Quân và ông Nguyễn Trương Tiến Đạt, các thành viên Ban kiểm soát và các cổ đông hiện hữu; cùng các đại diện của Công ty TNHH Năng lượng REE, Tổng công ty Điện lực miền Nam.

Tại Đại hội, 19 cổ đông đại diện cho hơn 123,263 triệu cổ phần đã cùng biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng, bao gồm: Thông qua nội dung tờ trình về việc sửa đổi Điều lệ, Quy chế nội bộ về quản trị và Quy chế hoạt động Hội đồng quản trị; thông qua nội dung tờ trình về việc miễn nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Nguyễn Văn Tặng, kể từ ngày 1/12/2024 để nghỉ hưu theo quy định và bầu bổ sung Thành viên Hội đồng quản trị SBH đối với ông Nguyễn Đức Phú - Phó tổng Giám đốc SBH.

Ông Đinh Thế Phúc - Thành viên Hội đồng thành viên EVN phát biểu chỉ đạo Đại hội

Phát biểu tại Đại hội, ông Đinh Thế Phúc - Thành viên Hội đồng thành viên EVN chúc mừng những thành tích đã đạt được của Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ trong nhiều năm qua. Công ty đã làm tốt công tác phát điện, độ sẵn sàng phát điện duy trì ở mức cao, luôn đảm bảo an toàn trong mọi tình huống, góp phần quan trọng trong việc cung ứng đủ điện, bảo toàn phát triển vốn của Tổng công ty. Đại hội đồng cổ đông bất thường hôm nay của SBH đã đánh dấu bước chuyển giao thế hệ, thay đổi nhân sự chủ chốt của Công ty. Đồng thời, ông Đinh Thế Phúc chúc mừng đồng chí Nguyễn Đức Phú đã được Đại hội tín nhiệm bầu vào cương vị mới, tin tưởng rằng đồng chí sẽ phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị giao phó. Trong thời gian tới, đề nghị EVNGENCO2 khẩn trương kiện toàn nhân sự, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, quản lý, người đại diện tại Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ phối hợp chặt chẽ với Hội đồng quản trị tiếp tục thực hiện các giải pháp để hoàn thành kế hoạch năm 2024 và chuẩn bị tốt cho kế hoạch năm 2025.

Trước vai trò và nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Đức Phú bày tỏ niềm vinh dự khi được tín nhiệm, bầu giữ vị trí Thành viên HĐQT SBH. Trong thời gian đến, ông sẽ ra sức cùng Hội đồng quản trị Công ty xây dựng SBH ngày càng phát triển bền vững theo định hướng chung của EVN, EVNGENCO2, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo quyền và lợi ích cao nhất của các cổ đông.

Tin: Hồng Thanh

Một số hình ảnh tại Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 năm 2024 Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ

 

Các cổ đông biểu quyết thông qua một số nội dung quan trọng tại Đại hội

Thành viên HĐQT, thành viên BKS chụp hình lưu niệm cùng Đại biểu EVN và EVNGENCO2

 Sáng ngày 28/11/2024, tại Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã tổ chức Lễ công bố các quyết định ủy quyền đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH).  

Ông Trần Lý – Thành viên Hội đồng quản trị EVNGENCO2 trao Quyết định ủy quyền cho Người đại diện phần vốn

của EVNGENCO2 tại SBH

 

Tham dự buổi lễ, về phía EVNGENCO 2 có ông Trần Lý – Thành viên HĐQT, ông Nguyễn Văn Tùng - Trưởng Ban kiểm soát và Lãnh đạo các Ban chức năng của EVNGENCO2. Về phía SBH, có ông Nguyễn Văn Tặng – Chủ tịch HĐQT, ông Vũ Hữu Phúc – Tổng Giám đốc, Ngô Đức Thăng - Trưởng Ban kiểm soát, các Phó Tổng Giám đốc cùng lãnh đạo các đơn vị của Công ty.

Tại buổi lễ, ông Ngô Minh Quân – Trưởng Ban Tổ chức Nhân sự EVNGENCO2 đã công bố Quyết định ủy quyền đại diện phần vốn của Tổng công ty Phát điện 2 tại Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đối với ông Vũ Hữu Phúc, ông Nguyễn Anh Vũ và ông Nguyễn Đức Phú.

Ông Ngô Minh Quân - Trưởng Ban Tổ chức & Nhân sự EVNGENCO2 công bố các Quyết định ủy quyền đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH

 

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, ông Trần Lý – Thành viên HĐQT EVNGENCO2 đã thay mặt HĐQT và Lãnh đạo Tổng công ty chúc mừng đồng chí Nguyễn Anh Vũ và đồng chí Nguyễn Đức Phú đã được Tổng công ty tín nhiệm giao phó trọng trách mới. Đồng thời, lưu ý Nhóm Người đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại Thủy điện Sông Ba Hạ phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền theo quy định, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Tổng công ty giao; cùng tập thể SBH triển khai các giải pháp đảm bảo vận hành các tổ máy an toàn, tin cậy và ổn định; thực hiện nghiêm túc các quy trình đơn hồ và liên hồ; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất lao động, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả; phấn đấu kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 có lãi, bảo toàn và phát triển vốn của cổ đông, …

Ông Trần Lý – Thành viên HĐQT EVNGENCO2 phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ công bố quyết định ủy quyền đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH

Dịp này, ông Trần Lý cũng thay mặt HĐQT và Lãnh đạo EVNGENCO2 gửi lời tri ân đồng chí Nguyễn Văn Tặng – Người đại diện phần vốn của Tổng công ty - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ sẽ nghỉ hưu theo chế độ, từ ngày 01/12/2024. Với hơn 13 năm gắn bó với các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty như: Công ty Thủy điện An Khê – Ka Nak, Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ, dù ở bất kỳ cương vị nào, đồng chí cũng luôn nỗ lực, phấn đấu hết sức để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và chúc đồng chí bước sang giai đoạn mới với nhiều sức khỏe và thành công mới; đồng thời, mong muốn đồng chí tiếp tục quan tâm, có những ý kiến đóng góp và truyền đạt kinh nghiệm cho các đơn vị thành viên Tổng công ty.

Ông Nguyễn Anh Vũ – Thành viên HĐQT SBH thay mặt Nhóm Người đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH phát biểu nhận nhiệm vụ

 

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Anh Vũ thay mặt Người đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo EVNGENCO2 đã tín nhiệm, giao trọng trách và ghi nhận sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty và cam kết sẽ nỗ lực triển khai thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của Người đại diện, tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích và phát triển vốn của EVNGENCO2 đạt hiệu quả và sẽ cùng tập thể Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ tiếp tục xây dựng và phát triển ngày càng lớn mạnh.

Tin: Hồng Thanh

Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững” diễn ra ngày 21/11, tại Hà Nội. Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm dự và chia sẻ về công tác chuyển đổi số tại EVN.

Diễn đàn do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài tham dự và phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, sáng 21/11.

Tham dự còn có bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; ông Phạm Nguyên Hùng – Cục trưởng Cục Công nghiệp; ông Tăng Thế Hùng – Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố; đại diện lãnh đạo các hiệp hội, các tổ chức, chuyên gia và hơn 500 doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, sản xuất thông minh, năng lượng…

Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN; ông Nguyễn Xuân Tuấn - Trưởng ban Viễn thông và Công nghệ thông tin EVN; ông Luân Quốc Hưng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh; ông Lê Hoàng Anh Dũng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung.

Diễn đàn gồm một phiên toàn thể vào sáng 21/11, cùng hai hội thảo chuyên đề tập trung thảo luận về chủ đề “Chuyển đổi số - Chuyển đổi xanh trong sản xuất và năng lượng” và “Xu hướng phát triển Thương mại điện tử bền vững trong kỷ nguyên số” vào chiều cùng ngày.
 

Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm giới thiệu tới Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài (đầu tiên bên phải)
một số sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số của EVN.


Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương, triển khai Chiến lược Quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số trong đó tập trung vào các nội dung: tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Công Thương; thúc đẩy phát triển Kinh tế số ngành Công Thương theo ba lĩnh vực ưu tiên là thương mại, công nghiệp – năng lượng, và dịch vụ logistics.

Trong nỗ lực xây dựng và tổ chức thực thi các chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương, Diễn đàn này là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nơi hội tụ các đơn vị cung cấp giải pháp hạ tầng chuyển đổi số, các đơn vị ứng dụng công nghệ số điển hình, các doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực thương mại điện tử, sản xuất và năng lượng, để cùng thảo luận, đánh giá về tiến trình chuyển đổi số trong các lĩnh vực nói trên, cũng như bàn về các giải pháp chuyển đổi số hướng tới mục tiêu phát triển xanh, bền vững trong tương lai.
 

Dịp này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tham gia triển lãm trong khuôn khổ Diễn đàn với các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số 
từ Tổng công ty Điện lực TP Hồ chí Minh và Tổng công ty Điện lực miền Trung.


Theo Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương được Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ phát huy vai trò kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các sở công thương địa phương, các hiệp hội, tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, nhằm đưa ra các đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương hiệu quả, bền vững.

Với chủ đề “Chuyển đổi số thúc đẩy chuyển đổi xanh và bền vững”, các khách mời, các chuyên gia tham dự diễn đàn đã tập trung chia sẻ, thảo luận các nội dung: Một là, các xu hướng ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số ngành Công Thương nói riêng; các giải pháp đẩy mạnh Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số ngành Công Thương trong các lĩnh vực trọng điểm như năng lượng, sản xuất thông minh, thương mại điện tử (TMĐT), logistics. Hai là, các giải pháp tiếp tục xây dựng thị trường TMĐT bền vững, thu hẹp khoảng cách số, tăng tính liên kết vùng, chú trọng đến yếu tố môi trường. Ba là, các giải pháp phát triển TMĐT và kinh tế số ngành Công Thương tại các địa phương.
 

Tọa đàm "Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương" trong khuôn khổ Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024.


Chia sẻ tại tọa đàm "Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương", Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, EVN đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số, lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đo, trên cơ sở ứng dụng toàn diện công nghệ số trong quản lý và phát triển lĩnh vực năng lượng. 

Với mục tiêu đó, EVN đã mạnh dạn thực hiện chuyển đổi số toàn diện các hoạt động trong Tập đoàn, trong đó 100% các dịch vụ điện cấp độ 4 đã được cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; 99,54% các giao dịch sử dụng điện được thực hiện trên môi trường điện tử; toàn bộ quá trình sử dụng điện đã được số hóa và liên thông với nhau từ yêu cầu sử dụng điện, đến lúc sử dụng điện, giải đáp các yêu cầu sử dụng điện, phát hành hóa đơn, thanh toán hóa đơn,... đều được thực hiện trên môi trường điện tử.  

Để có kết quả này, EVN đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, trong đó có: Rà soát các quy trình nội bộ để tối ưu, cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, điển hình như quy trình kinh doanh của EVN liên tục được cải tiến, thay đổi 4 lần kể từ năm 2002 đến nay; Quy hoạch và từng bước chuyển đổi thiết bị công nghệ mới thay thế cho các thiết bị đã hết hạn sử dụng (công tơ điện tử đo xa thay thế cho công tơ cơ hết hạn sử dụng); Thay đổi và phát triển đồng bộ với sự phát triển chung của các nền tảng hạ tầng quốc gia và các cơ chế chính sách của Nhà nước.

Qua thực tế thực hiện chuyển đổi số của EVN, kinh nghiệm cho thấy hình thành văn hóa chấp nhận đổi mới trong doanh nghiệp là bắt buộc đồng thời cũng là nhiệm vụ khó khăn nhất. Do đó, công tác truyền thông và đào tạo nhận thức phải được ưu tiên. Phải có lộ trình thay đổi đồng bộ với môi trường xã hội và chính sách quốc gia, triển khai thí điểm, từng bước tháo gỡ các vướng mắc, đánh giá hiệu quả rồi triển khai diện rộng. Liên tục cải tiến và tối ưu các nhiệm vụmang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và thuận tiện khách hàng.
 

Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm (thứ hai, từ trái sang) chia sẻ tại tọa đàm "Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương"


Trong khuôn khổ Diễn đàn, còn có triển lãm các giải pháp công nghệ tiên tiến từ hơn 20 nhà cung cấp trong và ngoài nước, giúp kết nối doanh nghiệp và giới thiệu những sáng kiến mang tính đột phá. 

Trong đó, tại gian hàng triển lãm EVN, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh giới thiệu một số thành tựu nổi bật về khoa học công nghệ và chuyển đổi số như: Hệ thống lưới điện thông minh; Bản đồ quản lý mất điện; Tổng đài đa kênh; Website trải nghiệm khách hàng 360; Hệ thống thiết bị bảo hộ thông minh…; Tổng công ty Điện lực miền Trung mang tới sản phẩm "Công tơ điện tử CPC EMEC" được sản xuất trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến bởi đội ngũ kỹ sư chất lượng cao của Tổng công ty.
 

Đình Ngà – EVN
Link gốc: https://www.evn.com.vn/d6/news/Thuc-day-chuyen-doi-so-chuyen-doi-xanh-huong-toi-phat-trien-ben-vung-6-12-126912.aspx

Ngày 11/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia (NCA) và Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Về phía Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia có sự tham gia của: Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Cục phó Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội; ông Nguyễn Vũ Hoàng An, Tổng thư ký Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia.

Về phía EVN có Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Đặng Hoàng An, Phó Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia; Thành viên HĐTV EVN Đinh Thế Phúc; Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm, cùng lãnh đạo các ban chuyên môn thuộc EVN.

Về phía Tổng công ty Phát điện 2 có Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 Trần Phú Thái, Thành viên HĐQT Trần Lý, Phó TGĐ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Tổng Giám đốc Trần Văn Dư, các Phó Tổng Giám đốc, đại diện các Ban chức năng của Tổng công ty cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác diễn ra dưới sự chứng kiến của lãnh đạo EVN, EVNGENCO2 và NCA. Ảnh: Minh Lương.

Sự hợp tác này sẽ không chỉ nâng cao năng lực bảo vệ hệ thống và dữ liệu quan trọng của EVNGENCO2 mà còn góp phần xây dựng một hệ thống năng lượng quốc gia an toàn, bảo mật và bền vững. Đây cũng là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ hệ thống lưới điện quốc gia trước các nguy cơ từ không gian mạng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung.

Theo Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 Trần Phú Thái, EVNGENCO2 đã và đang nỗ lực không ngừng để nâng cao khả năng bảo mật các hệ thống công nghệ thông tin. Với sự hợp tác này, EVNGENCO2 đề nghị Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia tiếp tục hỗ trợ trong những hoạt động thiết yếu như: đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ về an ninh mạng; tư vấn và chuẩn hóa các hệ thống an toàn thông tin theo đúng cấp độ quy định,... trước những thách thức an ninh mạng ngày càng phức tạp.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An cũng đánh giá sự hợp tác giữa NCA và EVNGENCO2 không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho EVNGENCO2 mà còn là hình mẫu, tiền đề quan trọng để các đơn vị khác trong EVN học hỏi và áp dụng.

Ngành năng lượng hiện nay đang đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng do các hệ thống năng lượng, từ sản xuất điện đến quản lý lưới điện và điều khiển ngày càng phụ thuộc vào công nghệ thông tin, kết nối mạng. EVN ý thức sâu sắc rằng bảo mật an ninh mạng là một nhiệm vụ chiến lược trong lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Thanh Hương - EVN
Link gốc: https://www.evn.com.vn/d6/news/Le-ky-ket-thoa-thuan-hop-tac-giua-Hiep-hoi-An-ninh-mang-Quoc-gia-va-EVNGENCO2-6-12-126769.aspx

 

Từ năm 2021, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã triển khai nhiều đề án chuyển đổi số trên các lĩnh vực, bao gồm công tác bảo dưỡng tại Công ty Nhiệt điện Cần Thơ. Chuyển đổi số đã giúp Công ty áp dụng các công nghệ hiện đại từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào quy trình quản lý và bảo dưỡng thiết bị, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả từ Thủ tục nội bộ
Tại Công ty Nhiệt điện Cần Thơ, ứng dụng thủ tục nội bộ đã và đang được sử dụng một cách hiệu quả trong công tác quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị. Trong đó, Quy trình đăng ký công tác an toàn Thủy, Cơ, Nhiệt, Hóa được sử dụng thường xuyên. Việc áp dụng thủ tục nội bộ giúp quá trình xử lý trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc lưu trữ và xử lý tài liệu giấy; thông tin được lưu trữ và quản lý trên hệ thống, dễ dàng truy cập và tra cứu mọi lúc; bằng cách giảm bớt thủ tục và tối ưu hóa quy trình làm việc, nhân viên sửa chữa có thể tập trung hơn vào công việc chính và tăng cường năng suất lao động.

Quy trình thủ tục nội bộ hỗ trợ thuận lợi cho quá trình sửa chữa lớn lại Công ty. Ảnh Trần Xuân Đạm


Số hóa 3D các thiết bị, cơ cấu trong Nhà máy Nhiệt điện
Việc sử dụng máy scan 3D để tạo mô hình đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác bảo dưỡng sửa chữa thiết bị ở Phân xưởng Sửa chữa Cơ nhiệt. Mô hình từ máy quét 3D có độ chính xác tương đối cao, giảm thiểu sai số từ quá trình đo lường thực tế cũng như tiết kiệm thời gian vẽ lại từ phần mềm kỹ thuật, giúp cho việc xuất bản vẽ 2D để gia công chi tiết máy khi cần rất hiệu quả và nhanh chóng. Thêm vào đó, sử dụng công nghệ quét 3D thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững cho nhà máy điện.

Hình ảnh chi tiết máy sau khi được scan và xuất bản vẽ


Lập dự toán trên phần mềm quản lý kỹ thuật (PMIS) và áp dụng RCM trong công tác bảo dưỡng sửa chữa thiết bị
Phần mềm quản lý kỹ thuật PMIS có các phân hệ RCM (sửa chữa bảo dưỡng tập trung vào độ tin cậy) và Dự toán, hỗ trợ các bộ quản lý kỹ thuật phân tích, lựa chọn chế độ bảo dưỡng sửa chữa theo RCM cũng như lập kế hoạch, dự toán cho các công trình sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên. Việc lập dự toán trên PMIS giúp tiết kiệm thời gian, công sức, dễ dàng theo dõi và đánh giá; hệ thống linh hoạt và có thể điều chỉnh, giúp dễ dàng thay đổi và cập nhật dự toán theo yêu cầu thực tế; thông tin được lưu trữ trên hệ thống, dễ dàng truy cập và chia sẻ với các bộ phận liên quan.

Việc áp dụng RCM vào các công trình sửa chữa lớn có nhiều lợi ích vì được phân tích toàn diện không chỉ tập trung vào các máy móc và thiết bị cụ thể mà còn xem xét các yếu tố môi trường, điều kiện vận hành và yếu tố con người; Thúc đẩy sự sáng tạo, nghiên cứu và cải tiến trong quá trình bảo dưỡng, RCM giúp nhà máy điện tiến bộ và cải thiện liên tục.

Chuyển đổi số đã mang lại những thay đổi tích cực và hiệu quả rõ rệt trong công tác bảo dưỡng tại Công ty Nhiệt điện Cần Thơ, hỗ trợ Đơn vị nâng cao hiệu quả bảo dưỡng thiết bị, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và tăng cường khả năng ứng phó với các thách thức vận hành, tăng cường tính bền vững cho hệ thống nhà máy. Nhờ áp dụng công nghệ, Công ty không chỉ cải thiện quy trình sản xuất mà còn hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong toàn ngành Điện.

Nguyễn Hoàng Mai - NĐCT

Ngày 30 tháng 10 năm 2024, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh truyền hình huyện Sơn Hòa – tỉnh Phú Yên, tổ chức tuyên truyền công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt trước mùa mưa lũ cho bà con nhân dân vùng hạ du sông Ba theo kế hoạch truyền thông trong công tác phòng chống thiên tai năm 2024 của Công ty.

Hiện nay, tại các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên đang bắt đầu vào mùa mưa bão. Trên dòng sông Ba, ngoài nguồn nước từ Thủy điện Sông Ba Hạ, còn có nguồn nước từ Nhà máy Thủy điện Sông Hinh và các nhánh sông, suối khác cùng đổ vào nên trong mùa mưa lũ mực nước trên sông Ba thay đổi liên tục, rất nguy hiểm cho các hoạt động đi lại sản xuất, đánh bắt cá trên sông. Chính vì vậy, SBH rất chú trọng đến công tác tuyên truyền, thông báo để bà con nhân dân vùng hạ du sông Ba chủ động phòng tránh lũ, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và hạn chế những thiệt hại không mong muốn có thể xảy ra khi có mưa lũ.

SBH phối hợp với Trung tâm VHTT và THTH huyện Sơn Hòa tuyên truyền lưu động tại các khu dân cư và trường học trên

địa bàn huyện Sơn Hòa và huyện Sông Hinh

Hình thức tuyên truyền bằng xe lưu động có treo bano khẩu hiệu và loa phát thanh di động đi dọc trên các tuyến đường, khu dân cư, trường học, ủy ban nhân dân thuộc hai huyện hạ du như: xã Suối Trai, Sơn Hà, thị trấn Củng Sơn, … thuộc huyện Sơn Hòa và các xã Đức Bình Đông, Đức Bình Tây, Sơn Giang, … thuộc huyện Sông Hinh.

Trong mùa mưa bão, khi lượng nước về hồ ở mức cao, vượt cao trình theo Quy định vận hành hồ chứa đã được Chính phủ phê duyệt, Công ty sẽ thực hiện điều tiết nước qua tràn theo đúng quy định. Trong quá trình vận hành và điều tiết mực nước hồ khi có mưa lũ xảy ra, Công ty sẽ chủ động thông báo, cảnh báo cho bà con nhân dân vùng hạ du bằng hình thức phát loa, còi từ các bộ cảnh báo lũ lắp đặt tại các xã của huyện Sông Hinh; huyện Sơn Hòa; huyện Phú Hòa và huyện Tây Hòa.

Nội dung tuyên truyền nhấn mạnh vào việc nhắc nhở cho bà con nhân dân vùng hạ du nhận biết được hiệu lệnh và tín hiệu còi khi Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ thực hiện điều tiết mực nước hồ chứa theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba.

Hiệu lệnh thông báo xả nước điều tiết qua tràn của Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ bằng còi hụ được thế hiện như sau:

1. Khi Đập tràn đang ở trạng thái đóng hoàn toàn, 30 phút trước khi xả tràn: Kéo 2 hồi còi, mỗi hồi còi dài 20 giây và cách nhau 10 giây.

2. Khi Đập tràn đang ở trạng thái xả tràn mà tăng thêm lưu lượng xả:

Kéo 3 hồi còi, mỗi hồi còi dài 20 giây và cách nhau 10 giây.

3. Khi có trường hợp khẩn cấp cần xả tràn để đảm bảo an toàn công trình:

Kéo 5 hồi còi, mỗi hồi còi dài 30 giây và cách nhau 5 giây, sau khi kết thúc hiệu lệnh sẽ xả lũ.

4. Khi Đập tràn kết thúc xả tràn xuống hạ lưu:

Kéo 1 hồi còi dài 30 giây.

          Ngoài ra, trước khi vận hành các tổ máy phát điện và khi tăng công suất lớn hơn 30 MW/lần tăng, Nhà máy sẽ kích hoạt các loa cảnh báo phát 3 hồi còi, mỗi hồi còi dài 15 giây và cách nhau 5 giây.

Song song với hình thức tuyên truyền lưu động, SBH còn ký kết hợp đồng với Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên, các Đài Phát thanh thuộc các huyện hạ du sông Ba thông báo và phát bản tin trên Đài TH&TH địa phương khi Nhà máy điều tiết hồ chứa. Đây là hoạt động thường niên trước mùa mưa lũ hàng năm của Công ty, hoạt động này mang tính chất thiết thực nhằm để tuyên truyền rộng rãi cho bà con nhân dân các xã, thị trấn thuộc hạ du lưu vực sông Ba biết và chủ động chuẩn bị, phòng tránh lũ, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển bền vững cho địa phương.

Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ là đơn vị luôn chú trọng, quan tâm và tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để phòng, chống thiên tai cho vùng hạ du sông Ba. Công ty nghiêm túc thực hiện đúng Quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm đảm bảo vận hành an toàn công trình, an toàn hồ đập và góp phần tham gia hạn chế lũ cho vùng hạ du sông Ba trong mùa mưa, bão, lũ năm 2024.

Hồng Thanh

Nhà máy thông minh và sản xuất thông minh là một phần của quá trình chuyển đổi công nghệ trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Smart Factory là bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện có sự kết hợp giữa tầng IT (công nghệ thông tin) và tầng OT (công nghệ vận hành). Giải pháp cũng ứng dụng những công nghệ tiên tiến hiện nay (IIoT, AI, Big data), giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm các chi phí vận hành và cải thiện hiệu suất.

Hoạt động của Smart Factory

Smart Factory hoạt động bằng cách tích hợp thiết bị, con người và dữ liệu lớn thành một hệ sinh thái duy nhất được kết nối kỹ thuật số. Smart Factory không chỉ quản lý và phân tích dữ liệu mà còn học hỏi từ dữ liệu lịch sử. Nhà máy thu thập thông tin chi tiết từ các nguồn dữ liệu để dự báo các xu hướng và đưa ra cảnh báo, đồng thời đề xuất và triển khai quy trình sản xuất thông minh và quy trình tự động. Nhà máy thông minh trải qua quá trình cải tiến liên tục để tự sửa lỗi và tự tối ưu hóa – nhà máy có thể tự học để trở nên tối ưu hóa, năng suất hơn và an toàn hơn.

Lợi ích của Smart Factory

Chủ động: Có khả năng đáp ứng và thích nghi các yêu cầu khắt khe mới. Con người có thể kiểm soát máy móc, thiết bị sản xuất, theo dõi và số hóa các hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất và xử lý kịp thời khi có vấn đề phát sinh.

Linh hoạt: Doanh nghiệp có thể chủ động phát triển hệ thống sản xuất thông minh của mình theo nhu cầu, mở rộng linh hoạt.

Kết nối: Smart Factory có khả năng kết nối toàn bộ các máy móc một cách thông minh, giúp doanh nghiệp tạo ra mạng lưới cung ứng hiệu quả hơn.

Minh bạch: Mạng lưới thu thập dữ liệu thông minh giúp doanh nghiệp có được cơ sở dữ liệu để đưa ra các quyết định chính xác hơn.

Tối ưu hóa: Smart Factory giúp con người không cần can thiệp quá nhiều vào hệ thống sản xuất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

Cấu trúc của Smart Factory

Cấu trúc cơ bản của một nhà máy thông minh có thể được tóm tắt thành ba bước:



Thu thập dữ liệu: Trí tuệ nhân tạo và công nghệ cơ sở dữ liệu hiện đại cho phép quản lý và thu thập các tập dữ liệu hữu ích khác nhau trong toàn nhà máy. Thông qua cảm biến và Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) cho phép các máy móc được kết nối để thu thập dữ liệu vào hệ thống. Thông qua vô số cổng dữ liệu, các hệ thống hỗ trợ AI có thể biên soạn các tập dữ liệu liên quan đến hiệu suất, xu hướng hoặc bất kỳ nguồn nào khác có khả năng liên quan.

Phân tích dữ liệu: Học máy (Machine Learning) và hệ thống doanh nghiệp thông minh sử dụng các giải pháp phân tích nâng cao và quản lý dữ liệu hiện đại để hiểu rõ tất cả dữ liệu khác nhau được thu thập. Cảm biến IIoT có thể cảnh báo khi máy móc cần sửa chữa hoặc bảo dưỡng. Dữ liệu thị trường và vận hành có thể được phân tích để phát hiện các cơ hội và rủi ro. Hiệu quả quy trình làm việc có thể được nghiên cứu theo thời gian để tối ưu hóa hiệu suất và tự động sửa lỗi khi cần thiết. Trên thực tế, các tập dữ liệu có thể được so sánh và phân tích mang đến khả năng kết hợp để cung cấp thông tin cho quá trình tối ưu hóa nhà máy kỹ thuật số và dự báo.

Tự động hóa nhà máy thông minh: Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu, các quy trình làm việc được thiết lập và hướng dẫn được gửi đến các máy móc và thiết bị trong hệ thống. Những thiết bị này có thể nằm trong nhà máy hoặc ở xa. Các quy trình và luồng công việc thông minh liên tục được giám sát và tối ưu hóa.

Công nghệ Smart Factory

Kết nối đám mây: Đám mây là đường dẫn mà mọi dữ liệu và thông tin đều được kết nối trong một nhà máy thông minh. Kết nối đám mây toàn doanh nghiệp đảm bảo rằng mọi lĩnh vực của doanh nghiệp đều hoạt động với dữ liệu thời gian thực và có thể nhìn thấy ngay lập tức tất cả các thiết bị và hệ thống được kết nối trong chuỗi cung ứng.

Trí tuệ nhân tạo: Các hệ thống vận hành sử dụng công nghệ AI tích hợp có tốc độ, sức mạnh và tính linh hoạt không chỉ để thu thập và phân tích các tập dữ liệu riêng biệt mà còn cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực và các phản hồi đề xuất. Các quy trình tự động và hệ thống thông minh trong một nhà máy thông minh liên tục được tối ưu hóa và thông báo bằng trí tuệ nhân tạo.

Học máy: Một trong những lợi ích có giá trị nhất mà học máy mang lại cho nhà máy thông minh là khả năng bảo trì dự đoán tiên tiến. Bằng cách giám sát và phân tích các quy trình sản xuất, cảnh báo có thể được gửi đi trước khi hệ thống xảy ra lỗi. Tùy thuộc vào tình hình, bảo trì tự động có thể diễn ra hoặc nếu cần, có thể khuyến cáo can thiệp của con người.

Dữ liệu lớn: Các tập dữ liệu lớn và mạnh mẽ cho phép phân tích dự đoán và nâng cao diễn ra trong một nhà máy thông minh. Các doanh nghiệp từ lâu đã hiểu được giá trị chiến lược của dữ liệu lớn nhưng họ thường thiếu các hệ thống cần thiết để sử dụng, khai thác dữ liệu này một cách hiệu quả. Chuyển đổi số và nhà máy thông minh đã mở ra một thế giới tiềm năng để các doanh nghiệp tối ưu hóa và đổi mới bằng cách sử dụng thông tin chi tiết về dữ liệu lớn.

Internet vạn vật công nghiệp (IIoT): Trong một nhà máy thông minh, khi các thiết bị và máy móc được trang bị mã định danh duy nhất và khả năng gửi và nhận dữ liệu số, chúng tạo thành một mạng IIoT. Máy móc hiện đại có thể đã có cổng thông tin số nhưng ngay cả những máy móc tương tự đã có từ nhiều thập kỷ trước cũng có thể được trang bị các thiết bị cổng IIoT để tăng tốc độ. Về cơ bản, dữ liệu được gửi từ thiết bị sẽ báo cáo về trạng thái và hoạt động của thiết bị, và dữ liệu được gửi đến thiết bị sẽ kiểm soát và tự động hóa các hoạt động và quy trình làm việc của thiết bị.

Bản sao kỹ thuật số: Bản sao ảo mô phỏng chính xác máy móc, hệ thống thiết bị thực sẽ trở thành bản sao kỹ thuật số. Nó cho phép chúng ta chủ động đổi mới và sáng tạo tối đa với rủi ro vận hành tối thiểu. Bản sao kỹ thuật số có thể được cấu hình lại theo nhiều cách ảo hóa hoặc được thử nghiệm về khả năng tương thích của nó trong một hệ thống hiện hữu mà không phải chịu rủi ro hoặc lãng phí như trong hệ thống thực.

Blockchain: Khi công nghệ nhà máy thông minh phát triển, các giải pháp bảo mật cũng theo kịp. Blockchain có nhiều ứng dụng trong chuỗi cung ứng, từ việc tạo ra "hợp đồng thông minh" với các nhà cung cấp đến theo dõi nguồn gốc hàng hóa và quá trình xử lý trong suốt hành trình của chuỗi cung ứng. Trong các nhà máy thông minh, blockchain đặc biệt hữu ích để quản lý quyền truy cập vào các tài sản và máy móc được kết nối trong toàn doanh nghiệp - bảo vệ tính bảo mật của hệ thống và tính chính xác của hồ sơ do các thiết bị đó lưu giữ.

Cơ sở dữ liệu hiện đại: Cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ và hệ thống ERP hiện đại là "bộ não" đằng sau CMCN 4.0 và tất cả các giải pháp nhà máy thông minh và chuỗi cung ứng thông minh. Cơ sở dữ liệu cũ thường vượt quá giới hạn của chúng - để theo kịp chức năng quản lý dữ liệu và phân tích phức tạp cần thiết để vận hành các nhà máy thông minh và chuỗi cung ứng hiện đại.

Nhà máy thông minh là chìa khóa, là trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kết hợp cải tiến các hoạt động sản xuất truyền thống với công nghệ kỹ thuật số sẽ giúp các nhà sản xuất đạt được hiệu suất cao hơn, góp phần tăng doanh thu và giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Nhà máy số là hướng đi tiềm năng và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.               


           Văn Hiển – PKT PPC

Trong bối cảnh ngành năng lượng ngày càng phát triển và yêu cầu cao về độ tin cậy trong công tác vận hành, cùng với việc cụ thể hóa chủ trương ứng dụng công nghệ vào quá trình chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty Thủy điện Sông Bung (TĐSB) đã tiên phong áp dụng công nghệ giám sát chạm đất DC online vào hệ thống điện tự dùng một chiều tại Nhà máy Thủy điện Sông Bung 2 và Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4. Sự đổi mới này không chỉ cải thiện hiệu quả vận hành mà còn góp phần nâng cao tính an toàn và độ tin cậy của thiết bị, giảm thiểu thời gian xử lý sự cố.

Tổng quan về hệ thống giám sát chạm đất DC online

Trước khi triển khai công nghệ giám sát chạm đất DC online, việc xác định và xử lý điểm chạm đất tại các phụ tải tiêu thụ điện trong hệ thống điện tự dùng DC gặp nhiều khó khăn. Nhân viên kỹ thuật bảo trì phải dựa vào kinh nghiệm cá nhân cùng với việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng để xác định điểm chạm đất. Quy trình này không chỉ tốn thời gian mà còn phụ thuộc nhiều vào trình độ và sự nhạy bén của từng kỹ thuật viên, gây ra nhiều áp lực cho đội ngũ vận hành. Thời gian xử lý sự cố thường kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của nhà máy, việc chậm trễ trong khắc phục các sự cố có thể dẫn đến mất an toàn trong vận hành và thậm chí làm giảm hiệu suất phát điện của nhà máy.

Thiết bị giám sát chạm đất (Insulation Monitoring - IM) hoạt động dựa trên nguyên tắc đặt một điện áp AC tần số thấp giữa phần tử giám sát và hệ thống nối đất. Dòng điện phát sinh sẽ chạy từ hệ thống giám sát, qua đất và xuyên qua thiết bị giám sát. Giá trị dòng điện này được sử dụng để tính toán điện trở cách điện của hệ thống. Hệ thống giám sát hiển thị liên tục online giá trị điện trở cách điện của toàn bộ hệ thống điện tự dùng DC của nhà máy và sử dụng phương pháp đo dòng, tích hợp bộ phát xung tìm kiếm xuất tuyến chạm đất.

 

Hình 1: Thiết bị đo lường và cảnh báo khi chạm đất
Hình 2: Nhân viên vận hành kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống giám sát chạm đất DC online

 

Khi có sự cố chạm đất xảy ra ở nhánh của các phụ tải, cách điện của hệ thống phụ tải sẽ suy giảm. Lúc này, thiết bị định vị giám sát sự cố chạm đất sẽ so sánh với giá trị cài đặt và đưa ra cảnh báo cùng thông số điện trở chạm đất trên màn hình hiển thị và máy tính giám sát, giúp người vận hành nhanh chóng phát hiện và cô lập ngay điểm gây sự cố.
Với việc áp dụng công nghệ giám sát chạm đất DC online, Công ty Thủy điện Sông Bung đã và đang từng bước hiện đại hóa quy trình giám sát các thiết bị dây chuyền công nghệ tại Nhà máy, giúp nhân viên vận hành dễ dàng xác định các điểm chạm đất một cách nhanh chóng và chính xác. Hệ thống giám sát này cho phép phát hiện sự cố ngay khi chúng vừa phát sinh, từ đó rút ngắn đáng kể thời gian xử lý.
Các nhân viên giờ đây không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm cá nhân mà có thể dựa vào dữ liệu và thông tin thu thập từ hệ thống. Điều này không chỉ tăng cường độ tin cậy của các thiết bị mà còn cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống phân phối nguồn tự dùng DC.
Việc đưa vào áp dụng công nghệ giám sát chạm đất online không chỉ là một giải pháp kỹ thuật đơn thuần, mà còn thể hiện chiến lược quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của Công ty Thủy điện Sông Bung. Lãnh đạo công ty đã xác định rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu quả quản lý. Công ty đã và đang đầu tư vào các công nghệ mới, không chỉ trong lĩnh vực giám sát mà còn trong nhiều khía cạnh khác của sản xuất và vận hành, nhằm hướng tới một hệ thống quản lý năng lượng thông minh và hiệu quả hơn.
Việc áp dụng công nghệ giám sát chạm đất DC online tại Nhà máy Thủy điện Sông Bung 2 và 4 là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả vận hành và đảm bảo an toàn cho hệ thống điện tự dùng một chiều DC. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của Công ty Thủy điện Sông Bung trong việc đổi mới công nghệ và hướng tới một tương lai bền vững hơn trong ngành năng lượng.

Phạm Huy Phương – Phòng KTAT – TĐSB

 Qua quá trình rèn luyện, học tập, phấn đấu của quần chúng ưu tú và được sự xem xét của Đảng ủy cấp trên. Sáng ngày 29/10/2024, Chi bộ 4 thuộc Đảng ủy Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho quần chúng ưu tú Lê Quang Bảo – Chuyên viên Trung tâm Dịch vụ - Sửa chữa theo Quyết định số 2073-QĐ/ĐU ngày 30/9/2024 của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Phát điện 2.  

Đ/c Trần Sỹ Huy – Uỷ viên Ban chấp hành Đảng ủy SBH, Bí thư chi bộ 4 trao Quyết định kết nạp đảng viên cho quần chúng Lê Quang Bảo

Tham dự buổi lễ có đồng chí Châu Đình Quốc – UVBCH Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc SBH; đồng chí Trần Sỹ Huy - UVBCH Đảng ủy, Bí thư chi bộ cùng toàn thể các đồng chí đảng viên thuộc Chi bộ 4.

Tại buổi Lễ kết nạp, đồng chí Lê Quang Bảo phát biểu cảm nghĩ: “Hôm nay được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm của Đảng ủy, Chi ủy, Chi bộ, các đồng chí đảng viên trong Chi bộ đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, phấn đấu, giúp tôi hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc trở thành một Đảng viên chân chính. Được kết nạp vào Đảng là nguồn động viên, khích lệ lớn đối với tôi. Tôi hứa sẽ tiếp tục học tập nâng cao năng lực, tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, vai trò, nhiệm vụ của người đảng viên, luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành và của Công ty, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Chi bộ.

Thay mặt Chi bộ, đồng chí Trần Sỹ Huy chúc mừng đồng chí Lê Quang Bảo sau thời gian phấn đấu, rèn luyện đã vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời bày tỏ mong muốn đồng chí sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu, rèn luyện nâng cao nhận thức chính trị, đặc biệt là thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm và phát huy năng lực trong công tác chuyên môn để cùng Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Các đ/c trong Chi bộ 4 chúc mừng đồng chí Lê Quang Bảo vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam

Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm củng cố, xây dựng, nâng cao nhận thức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng, tạo nguồn cán bộ kế thừa cho các chi bộ tại đơn vị. Từ đầu năm 2024 đến nay, Đảng bộ SBH đã kết nạp thêm 3 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên lên thành 58 đồng chí. Đảng bộ SBH tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao./.

Tin: Hồng Thanh; Ảnh: Đức Huy

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc chuyển đổi số đã trở thành động lực phát triển đối với các doanh nghiệp trong ngành năng lượng. Không nằm ngoài xu thế, Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành nhà máy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hướng đến một tương lai bền vững và hiện đại hơn.

Đầu tiên, TSHPCo đã tập trung nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu (CSDL) của hệ thống phần mềm PMIS thông qua việc cập nhật đầy đủ thông tin về số lượng thiết bị và các thuộc tính, thông số vận hành, vật tư, an toàn, cũng như tình hình sửa chữa của tất cả các hệ thống thiết bị tại Nhà máy Thủy điện Trung Sơn. Bên cạnh đó, Quy trình vận hành và xử lý sự cố đã được số hóa hoàn toàn, nhật ký vận hành và sổ ghi thông số chuyển đổi từ ghi chép thủ công sang hình thức điện tử, giúp tăng tính chính xác và thuận tiện trong việc cập nhật thông tin. Giải pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí in ấn, mà còn nâng cao năng suất lao động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình làm việc tại Công ty.
 

Phần mềm Quản lý kỹ thuật (PMIS) - Giúp số hoá công tác QLVH trong nhà máy điện


Về nhiệm vụ sửa chữa và bảo dưỡng khai thác hiệu quả thiết bị, TSHPCo đã hoàn thành công tác đại tu theo sửa chữa bảo dưỡng tập trung vào độ tin cậy (RCM) cho các tổ máy H3 và H4, cùng với việc lập phương án kỹ thuật sửa chữa lớn năm 2024 cho các tổ máy H1 và H2. Bên cạnh đó, việc số hóa dữ liệu chuỗi thủy văn hồ chứa thủy điện cũng đã được TSHPCo hoàn tất, cập nhật thông tin từ năm 2017-2023 và giai đoạn thiết kế từ năm 1956-2016, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác dữ liệu. Ngoài ra, hệ thống tự động cập nhật và báo cáo số liệu vận hành đến các cơ quan chức năng đã được triển khai, hỗ trợ công tác báo cáo được nhanh chóng và chính xác. Để tăng cường hiệu quả quản lý, Phân xưởng Vận hành đã áp dụng Google Sheets để theo dõi vật tư thiết bị thay thế, đăng ký công tác, phiếu công tác, lệnh công tác và các khiếm khuyết thiết bị trong vận hành. Giải pháp này cho phép nhân viên dễ dàng truy cập thông tin cần thiết từ smartphone hoặc iPad, từ đó cải thiện khả năng giám sát tình trạng thiết bị.

Áp dụng các công cụ hỗ trợ online để số hoá công tác quản lý vận hành


TSHPCo đã áp dụng 09 sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, mang lại hiệu quả cao và giá trị kinh tế đáng kể. Các sáng kiến này không chỉ cải tiến quy trình làm việc mà còn tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ số trong vận hành. Với những hiệu quả mang lại, các tác giả sáng kiến đã nhận được nhiều giải thưởng và bằng khen, cụ thể như: giải thưởng cấp Công đoàn Tổng công ty Phát điện 2, Bằng khen của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Chuyển đổi số trong quản lý vận hành đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp TSHPCo tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về quản lý kỹ thuật, mang đến cho nhân viên những trải nghiệm tốt hơn, năng suất được cải thiện và linh hoạt hơn trong xử lý công việc; đồng thời đảm bảo vận hành an toàn và tin cậy các tổ máy, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm qua.

Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà là bước đi cần thiết cho sự phát triển của mỗi đơn vị. Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng với mục tiêu không những nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn hướng đến một tương lai bền vững và hiện đại hơn.
 

Hoàng Anh Đức – PXVH TSHPCo

Ngày 01/10/2024, tại thành phố Cần Thơ, Tổng công ty Phát điện 2 - CTCP (EVNGENCO2) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Ngọc Lan tham gia Hội đồng quản trị EVNGENCO2Đại hội còn có sự tham dự của 29 cổ đông sở hữu/đại diện ủy quyền trực tiếp cho 1.186.055.667 cổ phần, chiếm 99,5504% tổng số phiếu biểu quyết.
Ông Võ Hồng Lĩnh – Thành viên HĐTV EVN (người thứ 2 từ phải sang), ông Vũ Mạnh Hùng – Phó Ban Quản lý Đầu tư vốn EVN (người ở bìa trái)
tặng hoa chúc mừng bà Nguyễn Thị Ngọc Lan và HĐQT EVNGENCO2

Tham dự đại hội có ông Võ Hồng Lĩnh – Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đại diện lãnh đạo, chuyên viên các Ban Quản lý đầu tư vốn, Ban Tổng hợp EVN. Về phía EVNGENCO2 có ông Trần Phú Thái – Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), ông Nguyễn Đình Hải – Thành viên HĐQT, ông Trần Lý – Thành viên HĐQT, các Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, cùng Lãnh đạo Văn phòng, các Ban chức năng EVNGENCO2, Lãnh đạo các đơn vị thành viên, Người đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại các đơn vị. 
 
Các cổ đông tiến hành biểu quyết và bỏ phiếu biểu quyết đối với các nội dung tại Đại hội cổ đông bất thường năm 2024


Đại hội đã thông qua các nội dung quan trọng như biểu quyết thông qua Tờ trình số 3321/TTr-EVNGENCO2 ngày 19/8/2024 về việc bầu Thành viên độc lập Hội đồng quản trị Tổng công ty Phát điện 2 – Công ty Cổ phần; bầu cử nhân sự ứng cử chức danh Thành viên độc lập HĐQT EVNGENCO2. Kết quả, 100% cổ đông sở hữu/đại diện ủy quyền trực tiếp cho 1.186.055.667 cổ phần tán thành bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Ngọc Lan trở thành Thành viên độc lập HĐQT Tổng công ty Phát điện 2.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, sinh năm 1967, là Thạc sĩ Kinh tế và là cán bộ có năng lực chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm trong công tác thực tiễn về các lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, kiểm soát nội bộ tại nhiều đơn vị như Trung tâm dịch vụ và điều dưỡng năng lượng – Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng công ty Điện lực miền Bắc), Vụ Tài chính Kế toán - Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…

Ông Trần Phú Thái - Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 phát biểu tại Đại hội


Phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông bất thường, ông Trần Phú Thái - Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 tin tưởng bà Nguyễn Thị Ngọc Lan sẽ có nhiều ý kiến khách quan, sát thực tiễn, đồng thời có những đề xuất, kiến nghị thiết thực để cùng Hội đồng Quản trị Tổng công ty đề ra các quyết sách, chủ trương đúng đắn. Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 đề nghị bà Nguyễn Thị Ngọc Lan tích cực tham gia nghiên cứu, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để Hội đồng quản trị Tổng công ty có thêm nhiều thông tin, cơ sở để đưa ra quyết định đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, đảm bảo Tổng công ty luôn vận hành trên cơ sở theo quy định pháp luật với phương châm luôn đặt lợi ích của cổ đông, của Tổng công ty lên hàng đầu.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan – Thành viên Độc lập HĐQT EVNGENCO2 phát biểu


Trước vai trò và nhiệm vụ mới, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan bảy tỏ niềm vinh dự khi được tín nhiệm, bầu giữ vị trí Thành viên độc lập HĐQT EVNGENCO2. Trong thời gian đến, bà sẽ ra sức cùng Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng EVNGENCO2 ngày càng phát triển bền vững theo định hướng chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích cao nhất của các cổ đông.

Ngọc Mai, ảnh Minh Lương

Kỳ thi này có 27 thí sinh là công nhân kỹ thuật, các chức danh vận hành, người lao động tại các phân xưởng vận hành và phân xưởng sửa chữa của công ty. Các thí sinh phải trải qua phần thi lý thuyết bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm E-Learning và phần thi viết tự luận, vấn đáp, thực hành gồm các chủ đề sát với thực tế công việc chuyên môn thuộc lĩnh vực vận hành và sửa chữa.

Các thí sinh đang tập trung cao độ trong phần thi trắc nghiệm trên phần mềm E-learning ở Nhà máy Thủy điện Ka Nak

Theo ông Đặng Văn Tuần, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thi An Khê - Ka Nak, điểm mới của kỳ thi lần này là việc áp dụng chuyển đổi số vào công tác tổ chức và triển khai kỳ thi. Kết quả cho thấy 100% các thí sinh đều đạt kết quả tốt, chứng minh được kiến thức chuyên môn kỹ thuật, trình độ thực hành nghề nghiệp vững vàng, cũng như thể hiện rõ tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động của lực lượng lao động trực tiếp tại các phân xưởng.

"Tại kỳ thi, các thí sinh đã cho thấy khả năng thao tác, vận dụng linh hoạt, thành thạo các phần mềm chuyển đổi số trong công tác, đây là yếu tố vô cùng quan trọng để đội ngũ lao động của An Khê - Ka Nak hòa nhập tốt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công nghệ 4.0", ông Tuần cho biết.

Nguồn Báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/an-khe-ka-nak-ung-dung-chuyen-doi-so-trong-ky-thi-nang-bac-185240919162815515.htm

Với mục tiêu đảm bảo vận hành an toàn hồ chứa, nâng cao hiệu quả trong công tác sản xuất điện.  Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đã ứng dụng công nghệ mới để tăng cường việc giám sát, quan trắc mực nước hồ và truyền dữ liệu thủy văn lên hệ thống dữ liệu Quốc gia.

Hình ảnh từ màn hình quan trắc, giám sát mực nước

Để đáp ứng yêu cầu giám sát mực nước hồ chứa và số hóa các dự liệu thủy văn, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã đầu tư lắp đặt nhiều thiết bị công nghệ như: lắp đặt các thiết bị quan trắc, thiết bị truyền thông phụ trợ, thiết bị cảm biến, bộ điều khiển logic lập trình của Programmable Logic Controller để thu thập và truyền các dữ liệu thủy văn một cách nhanh chóng và chính xác. Tất cả các dữ liệu như: mực nước hồ chứa, mực nước hạ lưu, lưu lượng nước xả qua tràn, lưu lượng chạy máy, lượng mưa trong khu vực...được ghi nhận và gửi lên hệ thống dữ liệu thủy văn Quốc gia.

Kết hợp với hệ thống quan trắc là hệ thống giám sát bằng Camera. Các camera được lắp đặt tại nhiều vị trí ở Đập tràn, Cửa nhận nước và phía hạ lưu nhà máy để giám sát tình hình vận hành hồ chứa, tình hình xả nước điều tiết qua các cửa van cung... Hình ảnh qua camera được cập nhật liên tục và có thể quan sát qua phần mềm máy tính, ứng dụng trên hệ điều IOS, Android để truy cập bằng điện thoại.

Dữ liệu của hệ thống quan trắc, giám sát tự động tại các khu vực được trích xuất từ các thiết bị đo, Camera và thiết bị phân tích sẽ được kết nối trực tiếp với thiết bị tại phòng Điều khiển trung tâm của nhà máy. Tại đây, dữ liệu thủy văn sẽ  được nhân viên vận hành kiểm duyệt để phục vụ cho công tác thị trường điện và cung cấp số liệu chính xác cho các cơ quan chức năng theo quy định. Các thông số này được gửi về cơ quan chức năng theo địa chỉ IP tĩnh do cơ quan chức năng cung cấp. Ngoài ra, dữ liệu quan trắc còn được giám sát thông qua các ứng dụng trên điện thoại (IOS, Android) thuận lợi cho quá trình quản lý và báo cáo thông tin.

Hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ mới này là quá trình quan trắc được nhanh chóng và chính xác. Việc thu thập, xử lý thông tin không còn mất nhiều thời gian như trước.

Việc theo dõi, giám sát mực nước hồ chứa là rất cần thiết để có thể giúp nhà máy chủ động được kế hoạch phát điện, có phương án xử lý kịp thời các cảnh báo, đáp ứng yêu cầu công tác PCTT&TKCN trong mùa mưa bão nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa cũng như giảm lũ cho vùng hạ du.

Quang Tình – Trọng Thoại

 

Ngày 25/9/2024, tại Hải Dương đã diễn ra hội thảo trao đổi kỹ thuật giữa Tập đoàn Supcon với Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) về giải pháp tổng thể tự động hóa trong quá trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hiện nay của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu và tối ưu hóa quá trình sản xuất.

Tập đoàn Supcon làm việc với PPC

Đại diện cho Tập đoàn Supcon, ông Jack Li - Giám đốc Thị trường Singapore giới thiệu về quá trình phát triển, mô hình kinh doanh, năng lực cạnh tranh cốt lõi và thị phần của Supcon trên toàn cầu. Bằng việc tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ mới nhất, Supcon đã thiết lập Kiến trúc Nhà máy Thông minh "1 + 2 + N" đầu ngành và hệ thống công nghệ sản phẩm cốt lõi "4 Nền tảng Dữ liệu + 1 Công cụ AI" tiên tiến. Tiên phong trong phát triển AI cho ngành sản xuất, Supcon dẫn đầu với các giải pháp thông minh như "AI An toàn," "AI Chất lượng," "AI Thân thiện Môi trường" và "AI Lợi nhuận". Tập đoàn Supcon đang hướng tới mục tiêu trở thành nhà tiên phong toàn cầu trong lĩnh vực này, tận dụng sức mạnh của AI để thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho ngành sản xuất.
 

Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo cho sản xuất


Tiếp đến, ông Travis Xu - Đại diện Hãng tại Việt Nam cùng Ông Matthew Mu - chuyên viên cao cấp của Supcon đã có phần trao đổi với tiêu đề: "Áp dụng Trí tuệ Nhân tạo để Nâng cao Trí tuệ cho Ngành Sản xuất". Trong đó nhấn mạnh giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể xử lý các vấn đề kỹ thuật liên quan đến quá trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hiện nay của 02 dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại nhằm tăng độ chính xác, tiết kiệm thời giàn, tăng năng suất và xử lý hiệu quả tác vụ nặng nề về dữ liệu…

Đại diện cho PPC, ông Mai Quốc Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số cảm ơn Tập đoàn Supcon đã quan tâm đến công tác chuyển đổi số của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, đồng thời khẳng định: “Chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng tất yếu của tương lai và đã trải qua sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp trên toàn thế giới. Mặc dù có những khó khăn nhất định, tuy nhiên Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã và đang đầu tư thúc đẩy chuyển đổi số một cách khẩn trương, tích cực, nếu chậm trễ sẽ bị tụt hậu lại phía sau. Tập đoàn Supcon là đơn vị tiên phong, có năng lực trong việc phát triển các công nghệ sản phẩm sáng tạo đột phá và ứng dụng của những công nghệ này. Trong thời gian tới, PPC sẵn sàng hợp tác với Supcon để thành đối tác mang tính tiên phong trong lĩnh vực tự động hóa và chuyển đổi số trong sản xuất - kinh doanh của Doanh nghiệp, đáp ứng với các kỳ vọng trong kỷ nguyên Trí tuệ Nhân tạo trong ngành công nghiệp của đất nước”.
 

Đoàn đi khảo sát thực tế tại phòng điều khiển trung tâm của Dây chuyền 2 – NMNĐ Phả Lại
 

Sau khi kết thúc buổi hội thảo, Đại diện tập đoàn Supcon cùng với các cán bộ kỹ thuật của PPC tiến hành khảo sát thực tế tại Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 1 và 2. Tập đoàn Supcon cũng đã cam kết hợp tác lâu dài với PPC và trong thời gian tới sẽ nghiên cứu, tính toán đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu suất tổ máy, tối ưu hóa quá trình vận hành cho Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.


Nguyễn Đức Nam - PPC

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Trang evngenco2.vn trân trọng giới thiệu nội dung bài viết:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

1. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất và từng bước cải tạo, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự vận động và phát triển không ngừng của Cách mạng Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc trong điều kiện đất nước vừa giành độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm thực dân đô hộ, Đảng ta đã thực hiện chính sách “người cày có ruộng” nhằm trao ruộng đất về tay nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hướng tới việc cải tạo quan hệ sản xuất, tạo tiền đề xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. 

Giai đoạn 1954 - 1975, cách mạng nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Bắc, lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới dựa trên ba trụ cột: chế độ công hữu, quản lý kế hoạch hóa tập trung và phân phối theo lao động [1], đã đưa lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc.

Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra chương mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 trên cơ sở đánh giá đặc điểm lớn của đất nước đó là, từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; đã đề ra đường lối: kiên định chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, quyết tâm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học - kỹ thuật và tư tưởng văn hóa [2]. Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm.

Từ năm 1979 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta đã trải qua những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân do sự thiếu đồng bộ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [3]. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị là bước đột phá về đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp khi chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất [4]. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên đã sản xuất được 21,5 triệu tấn lúa và lần đầu tiên xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.

2. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 5,7-5,9%/năm, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,45 lần, ước đạt 500 tỷ USD vào năm 2025. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 3.400 USD đến khoảng 4.650 USD, đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể.

Lực lượng lao động ước đạt 53,2 triệu người vào năm 2025, với cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, còn 25,8%; chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng cao với 70% lao động qua đào tạo. Nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao.

Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển công cụ sản xuất trong nền kinh tế số tạo ra biến đổi sâu sắc của lực lượng sản xuất, dẫn đến những mâu thuẫn mới với quan hệ sản xuất hiện hữu; vừa tạo tiền đề, động lực hình thành phương thức sản xuất mới trong tương lai, vừa đòi hỏi thay đổi căn bản cách thức tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. Lực lượng sản xuất mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ; song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong khi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao, vẫn là thách thức lớn. Quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.

Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.

Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thức rõ rằng, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiến bộ của toàn bộ phương thức sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.

3. Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.

Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội. Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới. Muốn vậy, người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số; đồng thời cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Thứ hai, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích luỹ, biến những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người - nhân tố quyết định của sự nghiệp đổi mới. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ ba, cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại./.

T.L
------------------------
[1] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9/1960.

[2] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12/1976.

[3] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986.

[4] Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Link gốc: https://dangcongsan.vn/tieu-diem/chuyen-doi-so-dong-luc-quan-trong-dua-dat-nuoc-buoc-vao-ky-nguyen-moi-676520.html

Để chủ động trong công tác ứng phó với mưa, lũ trong mùa mưa bão năm 2024, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo vận hành thông suốt các hệ thống thiết bị và công trình của Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ; đồng thời tập huấn nâng cao kỹ năng ứng phó, tăng cường tính chủ động trong xử lý tình huống cho cán bộ, nhân viên tại đơn vị.

Chủ động kiểm tra thiết bị, công trình

Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ nằm ở bậc thang cuối cùng trong hệ thống nhà máy thủy điện thuộc lưu vực sông Ba, vì vậy, công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn công trình, thiết bị nhà máy luôn được SBH quan tâm, chủ động triển khai liên tục. Các Phòng Kỹ thuật - An toàn, Phân xưởng Vận hành, Trung tâm Dịch vụ Sửa chữa là những đơn vị chủ chốt trong hoạt động này.

Hiện nay, công tác kiểm tra thiết bị, các hạng mục công trình tại nhà máy đều đã hoàn thành.

Nhân viên Trung tâm Dịch vụ sửa chữa kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống thiết bị tại Đập tràn

Công ty đã tổ chức kiểm tra tổng thể các hệ thống thiết bị, các hạng mục công trình. Qua kiểm tra, toàn bộ hệ thống thiết bị và các hạng mục đập tràn đều đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, đảm bảo vận hành an toàn. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức kiểm tra các kho vật tư, dụng cụ, thiết bị; rà soát nhân lực và chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị phục vụ công tác PCTT&TKCN của các phòng, phân xưởng, tổ, đội theo phương án đã lập.

Trong đợt kiểm tra công tác an toàn điện, quản lý an toàn đập, hồ chứa công trình Thủy điện Sông Ba Hạ vừa qua, đoàn công tác Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) đánh giá Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật về công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện đáp ứng yêu cầu quản lý. Công ty đã duy trì kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước theo các chế độ (thường xuyên, trước mùa mưa, sau mùa mưa) và thực hiện các chế độ báo cáo hiện trạng, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước định kỳ hằng năm theo đúng quy định. Tại thời điểm kiểm tra bằng mắt thường và dựa trên các kết quả quan trắc an toàn cho thấy đập, hồ chứa công trình Thủy điện Sông Ba Hạ đang ở trạng thái làm việc bình thường.

Tăng cường kỹ năng ứng phó mưa lũ

Cùng với công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn vận hành của hệ thống thiết bị nhà máy và đập tràn, để chủ động ứng phó mùa lũ năm 2024, SBH đã kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN, Đội xung kích PCTT&TKCN; rà soát, cập nhật, bổ sung, phê duyệt các phương án ứng phó thiên tai, quy chế phối hợp với địa phương, quy chế phối hợp giữa các nhà máy trên lưu vực sông Ba, đồng thời chuẩn bị vật tư, vật liệu dự phòng.

Đặc biệt, vào cuối tháng 8 vừa qua, SBH đã tổ chức diễn tập PCTT&TKCN năm 2024 cho hơn 30 cán bộ, công nhân viên của đơn vị. Là người tham gia diễn tập 2 tình huống giả định trong đợt diễn tập mới đây, anh Phạm Xuân Thế, nhân viên vận hành đập tràn Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ, chia sẻ: công tác diễn tập ứng phó thiên tai và vận hành hồ chứa Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ đã giúp anh em bồi dưỡng kỹ năng ứng phó, phản ứng, xử lý nhanh các tình huống thiên tai, đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” khi có bão, lũ xảy ra.

SBH tổ chức diễn tập PCTT&TKCN năm 2024 nhằm tang cường tính chủ động trong công tác vận hành hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2024

Ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết: Hoạt động diễn tập PCTT&TKCN trước mùa mưa bão là rất cần thiết nhằm nâng cao sự phối hợp của chính quyền địa phương với Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ và bà con Nhân dân trong vùng. Trong thời gian qua, giữa địa phương và Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tiết nước hồ, thông báo kịp thời cho người dân khi điều chỉnh lưu lượng xả để hạn chế thấp nhất tình trạng ngập lụt, nhất là khu vực thị trấn Củng Sơn và xã Sơn Hà, góp phần giảm tối đa thiệt hại về tài sản, nhà cửa của Nhân dân. Hàng năm, địa phương đã tích cực phối hợp trong công tác diễn tập ứng phó sự cố thiên tai của SBH.

Nhân viên vận hành thực hiện theo dõi, giám sát các cửa van cung, hồ chứa qua hệ thống camera tại Đập tràn.

Hàng năm, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đều thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn công tác ứng phó với thiên tai, bão lũ cho Nhân dân vùng hạ du Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho bà con Nhân dân, tránh tâm lý chủ quan, luôn chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong mùa mưa lũ hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Ngoài ra, công ty cũng rất chú trọng việc nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành của Ban chỉ huy PCTT&TKCN và toàn thể cán bộ, nhân viên tại nhà máy nhằm đảm bảo công tác vận hành hồ chứa Thủy điện Sông Ba Hạ an toàn, hiệu quả và cắt giảm lũ cho vùng hạ du sông Ba.

Hồng Thanh

Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) đã xuất sắc đạt Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024; trong lĩnh vực: Top 10 Doanh nghiệp cung cấp giải pháp thành phố thông minh. Đây là lần thứ 10 EVNICT đạt giải Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam kể từ năm 2017 đến nay.

Lễ trao giải do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, ngày 21/9 tại Hà Nội.

Chương trình có sự tham dự của đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, các chuyên gia công nghệ, cùng các doanh nghiệp công nghệ số được vinh danh. 

Được phát động từ ngày 13/5/2024, qua 2 tháng triển khai, chương trình đã nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các doanh nghiệp. Hội đồng đánh giá đã nhất trí lựa chọn 81 đề cử từ 56 doanh nghiệp xứng đáng vinh danh Top 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2024 tại 22 lĩnh vực, trong đó có 11 đề cử doanh nghiệp công nghệ số nghìn tỷ.

Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, những doanh nghiệp được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024 là những ngôi sao sáng, dẫn đầu xu hướng chuyển đổi số, tiên phong trong việc đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu khu vực và thế giới.

Ông Trần Khắc Hòa - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển phần mềm thuộc EVNICT đại diện nhận giải


Doanh thu của các doanh nghiệp được vinh danh Top 10 năm nay đạt 115.469 tỉ đồng, tương đương hơn 4,7 tỷ USD với tổng số nhân sự 76.767 người. Riêng 11 doanh nghiệp công nghệ số nghìn tỉ có doanh thu 82.251 tỉ đồng, tương đương 3,3 tỉ USD, sử dụng 52.244 lao động.

Ông Ngô Diên Hy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam chia sẻ, sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tạo nền tảng từ việc sở hữu, phát triển, ứng dụng những công cụ công nghệ tiên tiến và phát triển được lực lượng chuyên gia, kỹ sư công nghệ thông tin xuất sắc; đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Các doanh nghiệp công nghệ số không chỉ đảm nhận trách nhiệm lớn trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, còn là những người tiên phong trong chiến lược tiến ra thị trường toàn cầu “Go Global” và sáng kiến "Make in Vietnam" - sáng tạo ra những sản phẩm, giải pháp công nghệ Việt Nam để giải quyết các vấn đề trong nước và quốc tế. 

Chương trình Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam nhằm định hướng thị trường, xây dựng thương hiệu cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam, giúp các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, đồng thời phát huy vai trò tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam. Chương trình được tổ chức lần đầu năm 2014, hàng năm thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm lượt doanh nghiệp.

Danh sách Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024 và các ấn phẩm giới thiệu bằng 3 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật) được cung cấp miễn phí trên trang thông tin (website) của chương trình tại địa chỉ: www.top10ict.com và của VINASA (www.vinasa.org.vn).

Hồ Vân - EVN
Link gốc: https://evn.com.vn/d6/news/EVNICT-dat-Top-10-Doanh-nghiep-Cong-nghe-so-xuat-sac-Viet-Nam-2024-6-12-126072.aspx

Với mục đích nắm rõ độ tin cậy và điều kiện vận hành của thiết bị công nghệ, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ (TMP) đã số hóa và đưa vào vận hành thiết bị giám sát phóng điện PD (Partial Discharge) cho tổ máy phát điện 75 MW.

Giám sát hiện tượng phóng điện cục bộ PD trên máy tính


Nhà máy Thủy điện Thác Mơ bao gồm hai tổ máy phát điện công suất 75 MW. Trong suốt quá trình vận hành, Công ty đã thực hiện tốt công tác bảo trì thường xuyên, trung tu, đại tu, sửa chữa bảo dưỡng và thay thế thiết bị đúng quy định. Tuy vậy, do công nghệ cách điện lạc hậu, và thời gian vận hành tổ máy đã 30 năm nên hiện tại cách điện cuộn dây stator của máy phát đã có sự suy giảm chất lượng dẫn đến giảm độ tin cậy.

Theo đó, TMP đã tiến hành nghiên cứu và phân tích các tài liệu và thông số kỹ thuật của máy phát CB710/180 30TB4 để đảm bảo độ tin cậy của tổ máy phát điện, đặc biệt là độ cách điện của stator. Qua phân tích số liệu phóng điện PD từ các kỳ bảo dưỡng, TMP đã quyết định số hóa thiết bị giám sát tình trạng suy giảm cách điện cuộn dây quấn stator của máy phát 75 MW nhằm nâng cao hiệu quả vận hành và an toàn của tổ máy.  

Cấu hình tổng quát của hệ thống giám sát PD của tổ máy phát điện


Kiểm tra PD online cho phép người dùng giám sát tình trạng thiết bị khi đang vận hành và không cần phải dừng máy. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình giám sát tình trạng thiết bị và bảo trì dựa trên độ tin cậy (RCM- Reliability Centered Maintenance) vì chúng ta có thể ngăn ngừa và phòng tránh những hư hỏng nghiêm trọng cũng như đưa ra những cảnh báo sớm giúp nhà máy chủ động trong việc dừng máy sửa chữa. Không những thế, các tham số PD được lưu trữ và được thể hiện bằng biểu đồ thuận tiện cho việc phân tích trong quá trình vận hành thiết bị, thêm vào đó là kho lưu trữ PD của nhà sản xuất cũng là tài nguyên hữu ích giúp cho quá trình phân tích, đánh giá tốt hơn.

Thiết bị giám sát phóng điện PD là công cụ số hóa đánh giá chuẩn xác tình trạng cách điện của tổ máy phát điện, giúp giảm thời gian ngừng máy sửa chữa, bảo dưỡng không cần thiết. Công tác số hóa thiết bị công nghệ là nhân tố góp phần quyết định kế hoạch và hiệu quả sản xuất điện năng.

Việc số hóa thiết bị giám sát phóng điện PD không chỉ giúp TMP xác định độ tin cậy và khả dụng của tổ máy phát điện mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự sẵn sàng và an toàn khi tham gia thị trường điện. Phân tích dữ liệu từ các thiết bị giám sát cho phép TMP đảm bảo các thiết bị vận hành ổn định và an toàn, tối ưu hóa hiệu suất trong quá trình sản xuất điện./.


Liêm Hòa - TMP

Ứng dụng Nhật ký vận hành điện tử bao gồm sổ nhật ký vận hành, các biểu mẫu ghi thông số vận hành, sổ theo dõi sự cố, khiếm khuyết thiết bị… Đây là giải pháp số hóa quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý vận hành sản xuất điện nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất điện tại Công ty.

Nhân viên vận hành AKKN sử dụng phần mềm Nhật ký vận hành điện tử


Trước đây, tại 2 Nhà máy An Khê và Ka Nak, việc ghi chép nhật ký vận hành đều được thực hiện bằng bản giấy, gặp nhiều hạn chế như thao tác ghi chép chậm, dễ sai sót, việc thu thập dữ liệu và tổng hợp đánh giá, tìm kiếm thông tin mất nhiều thời gian, khó thống kê, nhất là khi tra cứu phân tích thông tin để làm cơ sở xây dựng số liệu dự báo... Hơn nữa, việc lưu trữ số lượng lớn giấy tờ, sổ sách đòi hỏi phải sử dụng nhiều biện pháp bảo quản thủ công chống mối mọt, ẩm mốc…

Khắc phục các nhược điểm trên, Công ty đã áp dụng Nhật ký vận hành điện tử với chức năng chính là cập nhật và tra cứu ghi nhận các thông số vận hành, các sự kiện, các khiếm khuyết, sự cố của thiết bị theo ngày, theo ca. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực công tác quản lý vận hành, giúp AKKN dễ dàng theo dõi và sử dụng trong công tác hàng ngày.  Cụ thể, ứng dụng Nhật ký vận hành điện tử được cài đặt trên các máy tính tại phòng điều khiển trung tâm để CBCNV nhập và lưu thông số vận hành một cách nhanh chóng, thuận tiện. Sau khi ghi nhận, dữ liệu sẽ được đồng bộ về máy tính chủ và phần mềm hệ thống quản lý kỹ thuật (PMIS).


Phần mềm Nhật ký vận hành điện tử tại các Nhà máy của AKKN


Việc sử dụng Nhật ký vận hành điện tử đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho AKKN, giúp quản lý vận hành các Nhà máy an toàn, tin cậy, giảm thiểu số lần sự cố, phát hiện nhanh chóng và kịp thời khắc phục các bất thường thiết bị; rút ngắn thời gian thu thập dữ liệu và tránh sai sót trong cập nhật dữ liệu; giúp giảm đi chi phí in ấn, lưu kho, bảo quản so với cách làm cũ… Từ đó, CBCNV vận hành, sửa chữa cũng giảm bớt áp lực, nâng cao năng suất lao động.

Thời gian tới, AKKN sẽ hoàn thiện và áp dụng triệt để phần mềm Nhật ký vận hành điện tử như việc cấp phiếu công tác, phiếu thao tác điện tử… thay thế hoàn toàn bản giấy, số hóa hoàn toàn công tác quản lý vận hành Nhà máy Thủy điện, sử dụng công nghệ thông tin để tăng cường quản lý an toàn điện, kiểm soát quá trình thực hiện thao tác vận hành thiết bị điện của CBCNV, giúp tránh sai sót do lỗi chủ quan hoặc thực hiện không đúng theo quy trình. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu trở thành Doanh nghiệp số của EVN và EVNGENCO2 vào năm 2025.
 

Thái Sơn, Thu Hoài - AKKN